Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược được quy định như thế nào?
Về văn bằng, giấy chứng nhận chuyên môn
Tại khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ);
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
– Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
– Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
Về thời gian thực hành công tác, làm việc
Tại khoản 2 Điều 13 Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
– Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
– Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;
– Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề dược
Tại khoản 3 Điều 13 Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cụ thể là quy định về sức khỏe hành nghề dược như sau:
Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Những quy định khác có liên quan
Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cụ thể là người hành nghề không thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì mới được phép cấp Chứng chỉ hành nghề dược. Các trường hợp bao gồm:
Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
– Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều này.
Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề dược?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 6 Luật Dược 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế, cụ thể có đưa ra hành vi sau đây:
Những hành vi bị nghiêm cấm
…
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.
…
Như vậy, theo pháp luật hiện nay, việc cho thuê chứng chỉ hành nghề dược hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế.
Mức xử phạt đối với hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề dược là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có nêu:
Vi phạm các quy định về hành nghề dược
…
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
g) Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
Biện pháp khắc phục
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề dược
– Buộc thu lại chứng chỉ hành nghề dược
Mặt khác, căn cứ tại khoản 6 Điều 28 Luật Dược 2016 còn quy định:
Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
…
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
Như vậy, người có hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị phạt lên đến 10.000.000 và bị thu hồi chứng chỉ hành nghề