tư vấn pháp lý
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Pháp lý doanh nghiệp
  • Tư vấn dự án đầu tư
  • Giấy phép
  • Thay đổi GPDKKD
  • Liên hệ
No Result
View All Result
tư vấn pháp lý
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Pháp lý doanh nghiệp
  • Tư vấn dự án đầu tư
  • Giấy phép
  • Thay đổi GPDKKD
  • Liên hệ
No Result
View All Result
tư vấn pháp lý
No Result
View All Result
Home Pháp lý doanh nghiệp

Việc mua lại doanh nghiệp thì có phải là hình thức tập trung kinh tế không?

14/12/2024
in Pháp lý doanh nghiệp
0
Việc mua lại doanh nghiệp thì có phải là hình thức tập trung kinh tế không?

Việc mua lại doanh nghiệp thì có phải là hình thức tập trung kinh tế không? Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định dựa vào các tiêu chí nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Mục lục

Toggle
  • Việc mua lại doanh nghiệp thì có phải là hình thức tập trung kinh tế không?
    • Xem thêm
    • Công ty vốn nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán?
    • Quy định rút BHXH một lần sau ngày 01/7/2025
    • Giấy phép lao động là gì? Trình tự thu hồi giấy phép lao động hiện nay được quy định như thế nào?
  • Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định dựa vào các tiêu chí nào?
  • Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc các trường hợp nào?

Việc mua lại doanh nghiệp thì có phải là hình thức tập trung kinh tế không?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hình thức tập trung kinh tế như sau:

Xem thêm

Công ty vốn nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán?

Quy định rút BHXH một lần sau ngày 01/7/2025

Giấy phép lao động là gì? Trình tự thu hồi giấy phép lao động hiện nay được quy định như thế nào?

Các hình thức tập trung kinh tế

1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

a) Sáp nhập doanh nghiệp;

b) Hợp nhất doanh nghiệp;

c) Mua lại doanh nghiệp;

d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

….

4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

….

Như vậy, mua lại doanh nghiệp là một trong các hình thức tập trung kinh tế theo quy định.

Theo đó mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Việc mua lại doanh nghiệp thì có phải là hình thức tập trung kinh tế không? (Hình từ Internet)

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định dựa vào các tiêu chí nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thông báo tập trung kinh tế như sau:

Thông báo tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Theo đó ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

– Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

– Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc các trường hợp nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định việc tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;

– Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.

Trân trọng!

Tags: Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018mua lại doanh nghiệp
Previous Post

Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam

Next Post

COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?

Related Posts

Công ty vốn nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán?

Công ty vốn nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán?

10/06/2025
Quy định rút BHXH một lần sau ngày 01/7/2025

Quy định rút BHXH một lần sau ngày 01/7/2025

09/06/2025
Giấy phép lao động là gì? Trình tự thu hồi giấy phép lao động hiện nay được quy định như thế nào?

Giấy phép lao động là gì? Trình tự thu hồi giấy phép lao động hiện nay được quy định như thế nào?

28/05/2025
Tranh chấp hợp đồng tín dụng: Những vấn đề cần lưu ý

Nghĩa vụ tài chính và xử phạt đối với doanh nghiệp tại Việt Nam

22/05/2025
Cách chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp ,TNHH, Cổ phần, Hộ kinh doanh

Cách chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp ,TNHH, Cổ phần, Hộ kinh doanh

13/05/2025
Các dịch vụ doanh nghiệp cần từ luật sư tư vấn thường xuyên

Các dịch vụ doanh nghiệp cần từ luật sư tư vấn thường xuyên

13/05/2025
Load More
Next Post
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?

COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?

Bài viết mới

  • Công ty vốn nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán?
  • Quy định rút BHXH một lần sau ngày 01/7/2025
  • Thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? Trường hợp nào thì thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
  • Giấy phép lao động là gì? Trình tự thu hồi giấy phép lao động hiện nay được quy định như thế nào?
  • Nghĩa vụ tài chính và xử phạt đối với doanh nghiệp tại Việt Nam

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 14 N2 Ngõ 90 Nguyễn Tuân, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline : 0967 811 669
Email: congtyluathungnguyen@gmail.com

VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Phòng 901, Tòa nhà FUSION, số 68 đường Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q. 1, TPHCM
Hotline : 0967 811 669
Email: hungnguyenlawfirm@gmail.com

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

© 2024 CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

Zalo
Phone
0967811669
phone
0987756263
No Result
View All Result
  • Chính sách bảo mật
  • dich vu tu van phap ly
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2024 CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN.